Trong sinh hoạt hằng ngày, thể thao hay công việc nếu vận động quá mạnh sẽ rất dễ xảy ra các chấn thương như trật khớp và gãy xương. Đây là những loại tổn thương về xương thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sơ cứu kịp thời. Vì thế, nhiều trường hợp bị biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng. Do đó, bài viết dưới đây Group-Chats sẽ hướng dẫn cho bạn cách để sơ cứu khi bị trật khớp và gãy xương. Cùng theo dõi nhé!
Khái niệm về trật khớp và gãy xương
Trật khớp là gì?
Trật khớp (hay còn gọi là sai khớp) là hiện tượng hai đầu xương di chuyển lệch khỏi vị trí ban đầu khiến cho khớp bị trật. Chấn thương này xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung vẫn là có lực mạnh tác động vào vị trí khớp.
Sai khớp xảy ra ở bất kì vị trí khớp nào trên cơ thể con người. Tuy nhiên, một số vị trí thường gặp nhất là: khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp bàn chân,…
Gãy xương là gì?
So với trật khớp, gãy xương có mức độ nghiêm trọng hơn. Vì thế, thời gian phục hồi cũng lâu hơn và người bị thương cần phải nghỉ ngơi nhiều. Khi một đoạn xương bị rạn nứt hoặc gãy rời ra thành hai hoặc nhiều đoạn, đó được coi là gãy xương.
Chấn thương này xảy ra ở bất kì chiếc xương nào trên cơ thể. Một số vị trí dễ bị gãy xương là: xương tay, xương chân, xương vai, xương đùi, xương cột sống, xương sườn,…
Nguyên nhân dẫn tới gãy xương chủ yếu là do có lực tác động rất mạnh vào cơ thể. Đôi khi, người già hay người bệnh bị loãng xương, viêm xương nặng cũng dẫn tới gãy mà không cần tới lực tác động mạnh.
Triệu chứng khi bị trật khớp và gãy xương
Người bị gãy xương và sai khớp thường xuất hiện những triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được nhờ những dấu hiệu sau:
Dấu hiệu, triệu chứng trật khớp
Có 2 cách để nhận biết trật khớp, đó là quan sát bằng mắt và cảm giác của người gặp chấn thương.
- Quan sát bằng mắt: sẽ thấy khớp sưng to lên, biến dạng và bầm tím xung quanh vị trí bị thương. Đầu xương có thể lồi ra hoặc lật về 1 hướng nào đó khác hẳn so với bên còn lại. Một số vị trí trật khớp có dấu hiệu đặc trưng riêng. Ví dụ như vai có dấu hiệu vuông góc, khuỷu trồi ra sau,…
- Cảm giác: người bị trật khớp sẽ cảm thấy đau nhức, tê mỏi ở vị trí khớp bị tổn thương. Đôi khi, trật khớp tay, chân còn làm cho toàn bộ cánh tay hay cẳng chân nhức mỏi. Trật khớp gây giảm vận động hoặc mất vận động nếu bị nặng.
Dấu hiệu, triệu chứng gãy xương
Gãy xương cũng có triệu chứng tương tự như trật khớp, bao gồm: đau nhức, sưng tím và biến dạng vị trí bị gãy. Tuy nhiên, khi lực tác động vào xương và nghe rõ một tiếng “rắc” thì chắc chắn bạn đã bị gãy xương. Kèm theo đó là mất khả năng di chuyển linh hoạt của bộ phận nghi ngờ bị gãy.
Có hai loại gãy xương:
- Gãy xương hở: xương lộ hẳn ra ngoài, có thể xuất hiện tình trạng chảy dịch tuỷ xương. Vì thế rất dễ bị nhiễm trùng nếu không điều trị tốt.
- Gãy xương bên trong: xương bị gãy nhưng không lộ ra bên ngoài. Chỉ bị biến dạng, trồi lên da.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị trật khớp và gãy xương
Sơ cứu kịp thời khi bị trật khớp, gãy xương là bước rất quan trọng và không thể thiếu. Vì nếu không sơ cứu ngay và đúng cách, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: hoại tử, mất khả năng vận động vĩnh viễn,…Dưới đây là cách sơ cứu đơn giản và an toàn nhất:
Sau khi bị tai nạn hoặc nghi ngờ gãy xương, người bệnh giữ nguyên vị trí bị thương. Không di chuyển hay cố cử động để giảm đau và không làm tình trạng khớp, xương nặng thêm. Sau đó cố định bộ phận bị gãy bằng nẹp, dây đeo và di chuyển người bệnh tới cơ sở y tế.
Đầu tiên, người bệnh sẽ được chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc để giảm đau. Nếu có dấu hiệu bị shock, người bệnh cần được truyền dịch, ủ ấm,… Sau đó, bệnh viện tiến hành nắn lại khớp nếu bị trật. Nặng hơn là phẫu thuật để xử lý xương gãy nghiêm trọng.
Khi đã thực hiện tất cả các bước trên, người bị thương sẽ được bó bột, đeo dây đai tuỳ vào mức độ bị thương.
Nếu bệnh nhân gãy xương hở, quy trình sơ cứu phải đảm bảo vệ sinh nhằm tránh nhiễm trùng và đau đớn cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bị thương nghi là trật khớp hoặc gãy xương phải sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Vì càng để lâu thì càng dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho nạn nhân thì tốt hơn hết nên thuê xe cứu thương để vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế. Một số đơn vị cho thuê xe cấp cứu uy tín hiện nay có thể kể đến như là: Cấp Cứu Vàng, 115 Toàn Quốc, Cấp cứu 5A,…
Các biện pháp phòng tránh trật khớp, gãy xương
Để phòng tránh những tai nạn dẫn đến trật khớp hoặc nặng hơn là gãy xương. Mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể dẻo dai và linh hoạt hơn. Từ đó giúp xương chắc khỏe, hạn chế những chấn thương nghiêm trọng cho xương khớp.
- Luôn cân nhắc sức khoẻ của mình trước khi làm việc nặng. Nếu bê đồ nặng quá sức, hãy nhờ sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.
- Trong hoạt động thể dục thể thao, nên khởi động thật kỹ trước khi vào chơi. Bên cạnh đó, đối với những bộ môn vận động mạnh thì phải mặc đồ bảo hộ. Cùng với đó là tuân thủ nghiêm những quy định an toàn khi tham gia thể dục thể thao.
- Những đối tượng người lớn tuổi thường bị loãng xương. Vì thế nên cẩn thận khi đi lại, nhất là vào trời mưa trơn trượt. Trẻ em cần có sự đào tạo, hướng dẫn của cha mẹ để tự biết bảo vệ bản thân. Không đùa giỡn quá mức dẫn đến té ngã, gãy xương.
Có thể thấy, trật khớp và gãy xương là những chấn thương khá nguy hiểm đối với sức khoẻ của mỗi người. Vì thế, nên trang bị cho mình những biện pháp để tránh bị chấn thương. Cũng như nắm rõ hướng dẫn cách sơ cứu khi bị trật khớp và gãy xương.