Nghẹt thở cũng là một trường hợp thường gặp trong cuộc sống. Khi một vật lạ bị vướng trong cổ họng hoặc khí quản, sẽ chặn luồng không khí lưu thông. Trong những tình huống này cần có những biện pháp xử lí kịp thời để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sơ cứu người bị ngạt thở trong trường hợp khẩn cấp.
Nguyên lí hoạt động của đường thở
Hít thở là một hoạt động thiết yếu cho sự sống của con người. Khi oxi đi vào máu và đi đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Chúng ta khi thở ra sẽ thở ra khí carbon dioxide, nitơ và oxi. Khi một ai đó bị nghẹt thở mà đường thở bị tắc hoàn toàn thì sẽ không có oxi đi vào phổi. Lúc này bộ não sẽ nhạy cảm khi thiếu oxy, cho nên việc sơ cứu phải được thực hiện ngay nếu không chết não sẽ không phục hồi xảy ra trong ít nhất 10 phút.
Những nguyên nhân khiến nghẹt thở
Trường hợp nghẹt thở xảy ra khi mắc thức ăn hoặc vật thể khác kẹt lại đường hô hấp. Phía sau của miệng là hai lỗ mở, thực quản dẫn đến dạ dày và khí quản. Khi mở ra sẽ đi đến phổi. Khi quá trình nuốt bắt đầu thì khí quản sẽ được bao phủ bởi nắp thanh quản, ngăn không cho thức ăn vào phổi. Chúng phân nhánh thành các ống nhỏ hơn khi chúng lan đến phổi của bạn.
Dị vật nào khi bị mắc kẹt trong đường thở sẽ kẹt ngay bên trong khí quản. Đối với người lớn, trường hợp nghẹn thường xảy ra khi thức ăn không được nhai kĩ. Khi ăn nói hoặc cười to đã vô tình khiến thức ăn vào nhầm đường ống. Ở người lớn tuổi, có thể do tuổi cao hoặc nha khoa kém. Còn ở trẻ nhỏ, thường nguyên nhân đến từ việc nhai thức ăn không được nhuyễn hoàn toàn, ăn nhiều thức ăn cùng một lúc.
Dấu hiệu của nghẹt thở
Nghẹt thở xảy ra khi dị vật lạ bị mắc lại ở cổ họng hoặc khí quản, chặn luồng không khí xuống phổi. Dấu hiệu dễ nhận biết người bị nghẹt thở nhất là họ sẽ lấy bàn tay nắm chặt vào cổ họng. Nhưng trong một số trường hợp nhẹ thì sẽ gặp các biểu hiện như không có khả năng nói chuyện. Họ sẽ khó thở hoặc ồn ào, tiếng khạc khó chịu cố gắng thở. Đôi khi họ có thể ho yếu hoặc mạnh, da chuyển màu đỏ ứng sau đó sang màu xanh nhợt nhạt.
Da và môi, móng tay sẽ chuyển sang màu xanh hoặc sẫm, bạn rất dễ nhận ra. Da mặt tím tái một màu xanh nhợt nhạt, bạn rất dễ thấy điều này. Với những trường hợp này bạn rất dễ nhận thấy, đôi khi họ sẽ thở khè khè. Ở trẻ nhỏ thì nếu gặp bé bị nghẹt thở khẩn cấp, cha mẹ phải phát hiện kịp thời nhanh chóng. Nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến con em mình.
Cách sơ cứu người bị ngạt thở hiệu quả
Nếu bệnh nhân có thể họ mạnh thì nên tiếp tục ho để đẩy dị vật ra khỏi thanh quản. Người bệnh nếu bị nghẹn không thể nói,không thể cười mạnh thì bạn nên áp dụng cách sơ cứu sau đây:
Vỗ lưng năm lần đối với người lớn, đứng sau họ và đứng sang một bên. Còn đối với trẻ em, bạn quỳ xuống phía sau bé. Đặt một cánh tay ngang ngực của bé để hỗ trợ. Cúi người ở eo để phần thân trên sòng song với mặt đất, rồi đưa ra năm cú đánh ngược giữa hai bả vai của người bệnh.
Ép bụng năm lần. Thực hiện năm động tác ép bụng hay còn học là cơ động Heimlich. Hãy thực hiện lặp lại những động tác nói trên 5 lần. 5 lần vỗ lưng, 5 lần ép bụng cho đến khi hết nghẹt cổ họng.
Cách thực hiện động tác ép bụng (cơ động Heimlich) lên người khác
Để thực hiện hành động này cho người khác bạn cần nắm các bước sau đây. Đầu tiên hãy đứng sau người bệnh, đặt chân sao cho dễ thăng bằng. Sau đó vòng tay của bạn quanh thắt lưng của người bệnh. Đẩy nhẹ người về phía trước một chút để bắt đầu thực hiện hành động.
Đối với trẻ em thì bạn nên quỳ gối phía sau trẻ. Tiếp đến nắm chặt một bàn tay rồi đặt ở chỗ trên rốn của người bệnh. Tay còn lại ôm chặt vào nắm tay đó của bạn. Ấn mạnh và dứt khoát vào bụng với một lực đẩy nhanh, hướng lên như đang nâng người bệnh nhân lên. Thực hiện từ 6 đến 10 lần đến khi bệnh nhân cảm thấy bình thường trở lại.
Nhưng thực hiện mãi mà vật mắc vẫn như thế thì bạn có thể lặp lại chu kì 5-5. Khi trường hợp bạn là người cứu duy nhất thì hãy thực hiện song song hành động sơ cứu và gọi điện đến 115, có sở cấp cứu gần nhất để được giúp đỡ. Khi có người khác hãy nhờ họ thực hiện bước sơ cứu hoặc gọi điện. Trong trường hợp mà người bệnh bất tỉnh thì cần thực hiện hồi sức tim phổi tiêu chuẩn (CPR) với ép ngực.
Cách thực hiện động tác ép bụng lên chính mình
Để thực hiện động tác này lên chính bạn thì đầu tiên hãy gọi điện đến số 0912.115.115 cấp cứu khẩn cấp của đơn vị dịch vụ y tế. Tiếp đến, bạn vẫn có thể thực hiện các động tác ép bụng để đẩy vật thể ra khỏi cổ họng ngay cả khi không có ai ở đó để giúp bạn. Đầu tiên bạn hãy đặt một nắm tay cao hơn rốn của bạn. Nắm chặt nắm tay của bạn bằng tay kia sau đó gập người trên một bề mặt cứng. Có thể là mặt bàn hoặc mặt ghế, đẩy nắm đấm của bạn vào trong và hướng lên.
Các cách sơ cứu người bị ngạt thở đặc biệt
Đối với người béo phì hoặc phụ nữ mang thai
Trường hợp này bạn hãy bắt đầu bằng cách đặt vị trí tay của bạn cao hơn một chút so với thao tác Heimlich ở trên. Đặt ở đáy xương ức hoặc nơi gần các xương sườn thấp nhất. hãy tiến hành liên tục như vậy bằng thao tác Heimlich, ấn mạnh vào ngực với lực đẩy nhanh để dị vật nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Làm lại động tác đó cho tới khi dị vật đã di chuyển được tiếp hoặc được đẩy ra ngoài. Khi gặp người bệnh bị bất tỉnh, hãy làm theo các bước hồi sức tim phổi CPR.
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Trường hợp trẻ con, em bé dưới 1 tuổi bị mắc nghẹn, bạn cần sơ cứu kịp thời bằng những biện pháp đúng đắn. Vì còn nhỏ nên những bước thực hiện sẽ khác một chút. Giữ trẻ sơ sinh nằm sấp mặt trên cẳng tay. Đặt tay bé nằm trên đùi của bạn. Đồng thời hỗ trợ nâng đầu và cổ của bé bằng bàn tay. Hãy vỗ nhẹ 5 lần vào giữa lưng bé bằng gót bàn tay kia. Sau đó kết hợp đồng thời lực vào lưng để khiến dị vật văng ra.
Giữ các ngón tay của bạn sao cho hướng lên trên để tránh đánh trẻ sơ sinh ở phía sau đầu, rất nguy hiểm đối với bé. Tiếp đến, giữ trẻ nằm ngửa trên cẳng tay của bạn, đặt đầu thấp hơn thân nếu những bước trên chưa đạt được kết quả mong đợi. Sử dụng hai ngón tay đặt ở giữa xương ức của bé để ép ngực 5 lần. Bạn lặp lại việc vỗ lưng và ép ngực nếu hô hấp ở trẻ chưa phục hồi trở lại. Hãy gọi cấp cứu khẩn cấp.
Nếu bạn đã làm thông thoáng được đường thở của bé thì hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo. Vì khi mắc dị vật sẽ khiến bé không thở được, nên khi lấy được dị vật ra cần thực hiện ngay. Đối với trẻ hơn 1 tuổi, có ý thức bạn cũng chỉ nên ép bụng. Không nên sử dụng quá nhiều lực sẽ khiến hỏng xương sườn hoặc ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của bé.
Để làm thông đường thở của một người bất tỉnh
Những hành động thực hiện lên đối tượng này cũng tương tự như trên. Để xác định vị trí cho động tác đẩy ngực bạn hãy quỳ một bên bên cạnh nạn nhân. Sau đó trượt hai ngón tay lên mép dưới của khung xương sườn đến khi bạn chạm đến mép dưới của xương ức. Đặt bàn tay còn lại của người bệnh lên xương ức. Tiến hành lực đẩy mạnh để loại bỏ vật thể ra khỏi người bệnh. Tiến hành đồng thời gọi điện đến địa chỉ thuê xe cứu thương gần bạn nhất để cứu sống người bệnh.
Kết luận
Trên đây Group-chat đã hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu người bị ngạt thở khẩn cấp. Hy vọng những thông này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích.