Những rào cản về ngôn ngữ của người Việt khi lao động tại Mỹ

Đã từ lâu thì việc sang Mỹ định cư luôn là giấc mơ Mỹ của rất nhiều công dân của các quốc gia. Ngoài việc là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ còn nhiều yếu tố khiến nó trở thành “miền đất hứa” cho nhiều người ôm “giấc mơ Mỹ” như chất lượng giáo dục và y tế vượt trội, môi trường sống tốt và đề cao quyền bình đẳng, tự do.

Việt Nam là 1 trong những nước có số lượng người đi định cư tại Mỹ hàng đầu thế giới. Theo số liệu 2014 của Cơ quan Kiểm tra Dân số của Mỹ, người gốc Việt ở Mỹ là khoảng 2,1 triệu người. Đa số người Việt sống ở California, Texas, Washington và Florida. Bốn quận có đông người Việt nhất là Orange County, Santa Clara County, và Los Angeles County ở California; cùng Harris County (Houston) ở Texas. Khi qua Mỹ định cư, phần lớn người Việt phải bắt đầu làm lại từ con số 0 với các công việc trước đây chưa từng làm tại Việt Nam như làm nails, làm tóc hay giữ trẻ,… Anh Vũ- chủ cửa hiệu Bnails Texas tâm sự với chúng tôi:” Tôi đã phải đi tìm từng công việc một để tìm kiếm cơ hội vừa làm việc vừa được học tiếng Anh, cuối cùng tôi tìm đến cửa hiệu Nails, nơi đó tôi có thể vừa làm vừa trò chuyện với khách để nâng cao tiếng Anh của mình.” Tuy nhiên, khi bắt đầu một cuộc sống mới tại nơi đất khách quê người, chắc chắn ai cũng gặp những rào cản nhất định, và đối với người Việt định cư tại Mỹ thì rào cản ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất.

Rào cản ngôn ngữ vốn đã là một trong những vấn đề nổi cộm khi đề cập đến chuyện giao tiếp giữa người Việt và người nước ngoài. Không chỉ có người Việt ở trong nước mới gặp phải chuyện bất đồng ngôn ngữ với người nước ngoài, một bộ phận người Việt định cư tại nước ngoài cũng phải đối mặt với những tình huống không kém phần khó xử. Đặc biệt là đối với người Việt ở Mỹ.

Ngoại ngữ là công cụ cần thiết để lập nghiệp ở Mỹ
Ngoại ngữ là công cụ cần thiết để lập nghiệp ở Mỹ

Những tình huống oái oăm do tiếng Anh kém

Nhiều người Việt có tư tưởng rằng khi định cư tại Mỹ thì tiếng Anh sẽ auto lên trình sau một thời gian. Đây là một suy nghĩ cực kì sai lầm. Hầu hết người Việt qua Mỹ định cư hầu như đều sống tại các vùng đông người Việt và họ không cần tiếng Anh vì các dịch vụ trong các khu này và các khu trung tâm nhân viên đều nói được tiếng Việt. Kết quả là theo ghi nhận của trang magazinesusa.com thì dù sống trên đất Mỹ, nhưng vốn tiếng Anh của người Việt vẫn y nguyên như ngày nào ở Việt Nam.

Sống thoải mái trong cộng đồng người Việt nên tưởng rằng kém tiếng Anh cũng chẳng ảnh hưởng gì, nhưng khi đi làm, đi lao động, rào cản ngôn ngữ dẫn đến phát sinh rất nhiều vấn đề. Tại Việt Nam Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ chính là một trong những trung tâm đào tạo tiếng Anh tốt nhất, có thể giúp cho người học có nền tảng tốt để định cư

Anh Hoàng hành nghề cắt cỏ thuê. Anh chuyên làm việc tại Dallas và đôi khi nhận “sô” ở một số vùng khác. Một hôm, sau khi hoàn thành xong 3 “sô” trong thành phố Dallas, anh quyết định nhận thêm 1 “sô” với thù lao hậu hĩnh tại Houston. Xui một nỗi hôm đó anh lại lạc đường, tiếng Anh lại bập bẹ nên chẳng hỏi đường được ai. Lúc tới được nhà khách thì đã trễ hẹn 2 tiếng, cũng vì tiếng Anh bập bẹ nên chẳng giải thích được gì, thế là bị đuổi về, vừa tốn thời gian vừa tốn tiền xăng mà chẳng được đồng nào!

Chị Anna Tran, sau 4 năm định cư tại Mỹ, với số vốn tích cóp được, chị quyết định mở một tiệm nails nho nhỏ của riêng mình tại Texas. Mọi chuyện đều diễn ra rất tốt đẹp, cửa hàng trang trí xinh xắn và tinh tế, khách khứa nườm nượp nhờ những mối quen từ thời gian chị làm nails trước đây. Nhưng đến ngày thứ 3, chị thấy khá lạ khi nhiều khách hàng tới và cười một cách ẩn ý khi nhìn thấy tên cửa hàng. Chị cũng tự nhìn tên salon của mình và vẫn không hiểu tên “HAPPY NAIL” thì có gì buồn cười. Suốt một ngày chị tự hỏi về chuyện gì xảy ra với tên cửa hàng và đến cuối ngày chị mới tìm ra nguyên nhân nhờ một du học sinh làm thêm tại tiệm nails của chị: làm nails service thì tên phải là “HAPPY NAILS” mới đúng chuẩn, chứ “HAPPY NAIL” thì người ta sẽ nghĩ tiệm chị chỉ làm móng cho một ngón thôi !

Không có Tiếng Anh là không có giao tiếp và không thể tiếp cận mọi người
Không có Tiếng Anh là không có giao tiếp và không thể tiếp cận mọi người

Không may mắn như chị Anna, dù sao chị cũng là chủ, câu chuyện của anh H. thì đáng buồn hơn một chút. Anh H. là du học sinh theo học một trường Đại học tại bang Seattle và đi làm thêm tại một quán phở. Sau vài ngày thử việc, anh H được giao nhiệm vụ tiếp khách, nhận order. Dù gì cũng đã đi du học hơn nửa năm, tiếp những người khách Mỹ đầu tiên, tuy có hơi run nhưng H. cũng nhận đặt món của khách khá trót lọt. Tuy nhiên, không ngờ lại gặp khó khăn với chính đồng hương của mình. Gặp hai vợ chồng người Việt trung niên vào tiệm, H. niềm nở tiếp từ ngoài cửa. Bà vợ dõng dạc kêu: “Cho cô một diệt cò ke”, ông chồng thì: “Cho chú một tô lạt”. Tưởng nghe nhầm, H. hỏi lại nhưng vẫn nghe y chang. Trong thực đơn làm gì có món diệt cò ke? Bụng đã “đánh lô tô”, chết rồi, hôm nay là ngày đầu tiên làm chính thức, H. đánh bạo hỏi lần cuối: “Dạ thưa, diệt cò ke là gì?”, bà khách nhìn từ đầu xuống chân N. như ngạc nhiên lắm và chỉ vào dòng chữ trong thực đơn: “Diet Coke nè!”. Thì ra đó là nước uống Coca Cola dùng cho người ăn kiêng. Chưa hết, lúc bưng món lên, ông chồng vừa đụng vô tô phở mấy miếng đã kêu H. lại rầy rà: “Sao lạt nhách vậy nè?”, “Dạ, thì chú yêu cầu rõ ràng cho một tô lạt mà, con đã dặn đầu bếp bỏ thật ít muối thôi”. Ông khách kêu trời và lấy ngón tay chỉ vào chữ large (lớn) trên thực đơn: “Tao yêu cầu tô lớn chứ có kêu lạt mặn gì đâu, học tiếng Anh ở đâu mà yếu xìu vậy?”. May là ông khách Việt “nể tình” đồng hương nên không phàn nàn với ông chủ về việc H. phục vụ nhầm món, H. thì được một phen hú hồn với tiếng Mỹ “trời ơi” của người Việt Nam. Anh H. còn suýt rớt tốt nghiệp khi việc tiếp thu ngôn ngữ, cũng may nhờ đơn vị Maas Edu – Writing Service, Essay service với độ ngũ chuyên gia 8.5 9.0 IELTS đã giúp anh vượt qua được kỳ tốt nghiệp đại học đầy khó khăn.

VƯỢT LÊN “NGHỊCH CẢNH”

Tiếng Anh giúp con người các nước gần gũi với nhau hơn
Tiếng Anh giúp con người các nước gần gũi với nhau hơn

Nhiều người Việt sau khi gặp những trở ngại do thiếu vốn tiếng Anh gây ra, đã quyết tâm nâng cao trình độ Anh ngữ của mình, nhưng không phải theo học trong các trường lớp, họ có cách học tiếng Anh theo cách rất riêng của mình.

Cô Thảo làm việc tại một tiệm nails tên Bnails Texas, cô cho biết rằng trước đây cô làm bếp tại một nhà hàng, tuy nhiên cả ngày chỉ làm việc với đồ ăn bếp núc thôi, nên qua Mỹ 3 năm mà cũng chẳng nói được tiếng Anh. Cô quyết định đến làm ở nails để tiếp xúc với nhiều khách hàng, nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh. Tuyệt hơn nữa là tại Bnails có các nhân viên người Mỹ, vào những lúc không có khách, cô trò chuyện thêm với các nhân viên trong tiệm. Giờ đây thì tiếng Anh của cô không thua gì đứa con đang học đại học Texas. Cô chia sẻ: “bước qua được cái rào cản này nhiều cái lợi lắm, làm nails mà biết cách tư vấn, nói chuyện với khách thì khách càng hài lòng, tiền tip cũng nhiều, nói chung là thu nhập cao hơn nhiều so với làm bếp trước đây”.

Giống như cô Thảo, hồi mới qua Mỹ, ông T. chỉ ru rú ở nhà vì tiếng Anh bập bẹ chẳng giao tiếp được với ai. Qua vài tháng không chịu nổi, ông quyết định đi học nghề, rồi đi hớt tóc. Vừa cắt tóc vừa trò chuyện với đủ loại khách, giờ ông tự tin đã có thể đi khắp đất Mỹ với khả năng giao tiếp của mình.

Author: admin