Con yêu của bạn sắp sửa bước vào năm học mới với rất nhiều cam go và thử thách trước mắt. Nhất là đối với những bé mầm non và những bé sắp sửa vào lớp một. Vì vậy, việc chuẩn bị hành trang cho con những gì khiến các bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Hãy tạm biệt nỗi lo của bạn bằng những bí quyết nhỏ mà Group-chats chia sẻ ngay sau đây. Hy vọng nó sẽ làm cẩm nang gối đầu giường mà các mẹ nên tham khảo trước khi chuẩn bị cho trẻ vào năm học mới.
Tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ vào năm học mới
Con bạn đang sắp sửa bước vào môi trường mầm non? Hay bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa của bậc tiểu học? Hoặc đã quá quen thuộc với thói quen nghỉ hè thoải mái? Giờ đây sắp sửa bước vài năm học mới không biết con có thích nghi với môi trường hay không? Việc chuẩn bị cho trẻ vào năm học mới thực sự có vai trò rất quan trọng các mẹ ạ. Nó không những giúp con trẻ tự tin, tâm lý tốt, mà còn đưa bé vào nề nếp học tập hiệu quả hơn bao giờ hết.
Ngày khai giảng vào năm học mới là khoảnh khắc thiêng liêng và kì diệu nhất đối với trẻ cũng như cả gia đình. Các bé chuẩn bị trở lại với môi trường học tập sau những chuyến nghỉ hè đầy thú vị. Việc trở lại con đường học tập hay bắt đầu con đường học tập khiến các bé phải đối mặt với cuộc sống kỷ luật và khuôn phép. Và sự thay đổi đột ngột này chắc chắn là không hề dễ dàng chút nào.
Thế nên, nếu thiếu vắng sự chuẩn bị, chỉ dẫn, động viên của cha mẹ, việc học có thể trở thành cơn ác mộng mà bé không muốn chút nào. Sự chăm sóc tận tình và chu đáo của phụ huynh sẽ giúp các em có những bước đệm vững chắc. Và đây chính là sự khởi đầu tốt đẹp và thuận lợi ngay ở những bậc học đầu tiên.
Phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ vào năm học mới như thế nào?
Có rất nhiều thứ mà các bố, các mẹ phải chuẩn bị cho các em trước khi bước vào năm học mới. Nhưng quan trọng nhất mà bố mẹ nên cân nhắc kĩ lưỡng những điều cần thiết và cơ bản như:
Sách vở và dụng cụ học tập
Hành trang cho con vào năm học mới không thể thiếu đi sách vở và dụng cụ học tập. Bút, thước, bảng, compa, cặp xách… luôn đi kèm với học sinh. Với từng học sinh là mỗi sự chuẩn bị khác nhau. Những gì chỉn chu từ sách giáo khoa đủ bộ, vở được đóng bìa, bao bọc, dán nhãn, bút, thước… Tất cả sẽ đem đến cho con sự tự tin cần thiết.
Nhưng mẹ cũng nên chuẩn bị số lượng đủ dùng để có thể tiết kiệm chi tiêu nhất có thể, tránh sự lãng phí, mẹ cũng có thể đặt hàng trên những website bán văn phòng phẩm – dụng cụ học sinh như Officexinh.com, Fahasa.com hoặc đến tận những địa điểm này để mua cho con những dụng cụ tốt và tiết kiệm nhất. Nếu được, hãy dành thời gian cho con để bé làm quen với chúng, và đừng quên dạy trẻ cách giữ gìn cẩn thận những thứ đó.
Chuẩn bị cho trẻ vào năm học mới với tư trang, quần áo đầy đủ
Bên cạnh dụng cụ học tập, đồng phục cũng rất quan trọng. Khi đăng kí quần áo cho con ở trường, bố mẹ phải cẩn thận lựa chọn và kiểm tra các số đo sao cho phù hợp với con. Tránh tình trạng quá chật khiến con khó chịu cả ngày, hoặc quá rộng khiến cho con có cảm giác khó chịu.
Quần áo đồng phục mẹ phải giặt sạch sẽ, ủi thẳng để chuẩn bị cho con vào năm học mới. Phải đảm bảo được quần áo của trẻ luôn ngăn nắp, gọn gang, sạch sẽ, đủ bộ để thay thường xuyên. Điều này sẽ giúp con em mình nhanh chóng hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời gây thiện cảm với bạn bè, giáo viên và giúp con tự tin hơn trong thời gian sắp tới.
Đi kèm với những trang phục là những phụ kiện đi kèm như: khăn quàng, bảng tên được ghim sẵn vào áo để tránh trường hợp con bỏ quên ở nhà. Với những học sinh đã lớn như cấp 2, 3, việc chuẩn bị quần áo con sẽ tự làm. Nhưng bạn cũng nên bên cạnh để nhắc nhở con ghi nhớ những tư trang cần thiết như huy hiệu (nếu có), khăn quàng, quần âu áo sơ mi…
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Quả thật câu thơ của Chế Lan Viên thật sự là triết lý rất có ý nghĩa đối với mọi thời đại. Mẹ luôn là người chăm chút cho con từng ly từng tý, lo lắng cho con mọi thứ. Nhất là thời khắc bước vào năm học mới của con. Đặc biệt, việc chuẩn bị tâm lý cho con quan trọng hơn cả. Tâm lý vững vàng là nền tảng vững chắc cho con sự tự tin. Và mỗi lứa tuổi, mỗi bậc học mẹ phải chuẩn bị tâm lý khác nhau cho bé.
Đối với những trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo hay là những bé lần đầu đến trường
Cha mẹ hãy từ từ động viên, xoa dịu nỗi hồi hộp, sợ hãi của trẻ. Những hình ảnh quá quen thuộc của trẻ mầm non mà bạn thường thấy là chạy quanh sân trường, khóc thét đòi về mà không chịu vào lớp. Đây là tâm lý chung mà các con gặp phải. Những lúc như thế, đừng la mắng con mà hãy vỗ về yêu thương. Nói cho bé nghe và hiểu về ngôi trường mới. Nơi đó có thầy cô, bạn bè mới luôn vui vẻ và thân thiện. Từ đó gây thiện cảm, sự thích thú và tò mò về năm học mới sắp bắt đầu. Dành nhiều thời gian hơn cho con để làm yên lòng trẻ bằng việc hứa với bé là sẽ đón sớm, đón đúng giờ ở những buổi học đầu tiên. Nếu cha mẹ vẫn còn khó khăn trong việc giải tỏa tâm lý giúp bé sẵn sàng đón nhận môi trường mới thì có thể tham khảo Giáo dục Mầm Non Lá Xanh để giúp bậc phụ huynh có thêm kiến thức về tâm lý của trẻ.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị cho trẻ tự lập bằng cách cho bé tự mặc quần áo, cách tự đi vệ sinh, tập cho trẻ biết dùng muỗng…cũng là điều hết sức cần thiết. Rèn cho bé kĩ năng lắng nghe bằng cách đọc sách cho trẻ nghe khoảng 15 phút mỗi ngày, kể cả đọc những truyện nói về ngày đầu tiên đi học.
Bí quyết nữa trong việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi bước vào năm học mới là khoảng 1 tháng trước ngày khai trường. Mẹ nên dắt trẻ đến trường để bé làm quen với mọi thứ ở đây. Nó sẽ tạo cho bé tâm lý không bị bỡ ngỡ.
Đối với học sinh lớp 1
Từ cánh cửa mầm non lên tiểu học nó hoàn toàn khác xa nhau. Ở đây bé phải thích nghi với tính tự lập nhiều hơn. Ở môi trường mới, mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Vì thế, để tạo cho bé tâm lý tự tin hơn, hãy cùng trẻ tới trường vài lần trước ngày khai giảng để tham quan và giới thiệu cho bé đâu là phòng học, đâu là nhà vệ sinh, nhà ăn…Và bố mẹ nên tự mình đưa trẻ đến khai giảng, đừng nhờ người khác đưa thay hay để con đi một mình nhé.
Đối với những học sinh lớn hơn
Những học sinh cấp 2, cấp 3 đã không còn xa lạ và bỡ ngỡ trước ngày khai trường. Nhưng bố mẹ cũng đừng nên lơ là mà hãy hướng dẫn cho con cách học hiệu quả. Không nhồi nhét, giúp con tư vấn lập thời gian biểu cụ thể để có sự cân bằng giữa học tập, thư giãn vui chơi. Hướng nghiệp cho con sao cho phù hợp với sở thích và năng lực của trẻ.
Thiết lập thói quen sinh hoạt, học tập như trước
Nhiều học sinh đã quá quen với việc những tháng hè vui chơi thỏa thích mà không cần ngó ngàng gì đến sách vở. Điều này cũng rất tốt nhưng sẽ khiến trẻ gặp ác mộng và chán nản khi bước vào năm học mới. Nhưng mẹ có thể khiến bé không rơi vào tình trạng này nếu đến khoảng giữa kì nghỉ.
Mẹ có thể đan xen việc học bài vào buổi sáng hoặc chiều. Chủ yếu tập cho bé thói quen học tập trở lại và ôn lại kiến thức lớp dưới. Tuy nhiên cũng đừng cứng nhắc mà bắt con phải nhồi nhét liên tục. Bạn có thể kết hợp linh hoạt giữa việc học và chơi của trẻ một cách hợp lý nhất.
Tập cho con ngủ sớm và thức dậy đúng giờ làm vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Việc thiết lập lại những thói quen sinh hoạt, học tập như trước là công đoạn rất khó khăn. Do đó bố mẹ phải kiên trì nhé.
Chuẩn bị kiến thức cho con
Đối với những trẻ từ lớp 1 trở đi, kiến thức là nền tảng cực kì quan trọng giúp con tiếp tục vững bước khi lên lớp mới. Trải qua kì nghỉ hè dài, chắc chắn con sẽ quên phần nào kiến thức. Để có những chuẩn bị tốt cho con vào năm học mới, bạn nên thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho con trong dịp hè xen lẫn kĩ nghỉ hè.
Giải pháp của bạn có thể lựa chọn gia sư dạy hè hoặc tự bồi dưỡng kiến thức cho con. Tuy nhiên cũng đừng nhồi nhét lịch học kín mít khiến con có cảm giác sợ hãi và không được trải nghiệm đúng thực chất của kì nghỉ hè mẹ nhé. Thêm vào đó mẹ có thể đặt sách trên Tiki.vn để bổ sung thêm những kiến thức khác cho bé và những điều tốt đẹp giúp bé có một khởi đầu đầy tự tin.
Hy vọng với những chia sẻ nhỏ trên đây của Group-chats, các bậc phụ huynh đã trút bỏ được nỗi lo cần chuẩn bị cho trẻ vào năm học mới như thế nào rồi đúng không? Hãy đồng hành cùng con khởi động năm học mới với rất nhiều những thành công mới mẹ nhé. Chúc mẹ nuôi con tốt, dạy con ngoan!