Tổng Hợp 8 Trò Chơi Vận Động Cho Trẻ Mầm Non Đơn Giản Vui Nhộn Nhất

trò chơi vận động cho trẻ mầm non

Trong giai đoạn phát triển quan trọng của tuổi thơ, việc thúc đẩy hoạt động vận động là một phần quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với trẻ mầm non, việc chọn lựa những trò chơi vận động đơn giản nhưng hiệu quả là rất quan trọng. Group Chats tổng hợp các trò chơi vận động cho trẻ mầm non, với những hoạt động đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích.

Nhảy lò cò

Một trong những trò chơi vận động cho trẻ mầm non thú vị mà các cô giáo không nên đó là nhảy lò cò. Nhảy lò cò là một trò chơi không giới hạn số lượng người chơi và rất phù hợp với các trẻ ở lứa tuổi mầm non. Các tổ chức trò chơi nhày lò cò như sau:

Chuẩn bị:

  • Vẽ các ô vuông từ 1 đến 10.
  • Đặt một vạch xuất phát.
  • Sử dụng đồng xu hoặc vật thay thế.

trò chơi vận động nhảy lò cò

Cách chơi:

  1. Người chơi đứng xếp hàng trước vạch xuất phát trước khi bắt đầu.
  2. Mỗi người chơi sẽ thả đồng xu vào một ô vuông. Nếu đồng xu rơi ra ngoài ô, thì bị mất lượt.
  3. Người chơi nhảy qua các ô vuông để đến ô chứa đồng xu. Nếu đạp trúng vạch kẻ thì sẽ mất lượt.
  4. Nếu nhảy nhầm hay thả đồng xu vào ô đã có người, họ sẽ xây nhà và chơi tiếp.
  5. Kết thúc vòng, người có nhiều đồng xu nhất là người chiến thắng.

Chạy tiếp sức

Chạy tiếp sức là một trong những trò chơi vận động cho trẻ mầm non phổ biến, được tổ chức ngoài trời trên sân rộng và phẳng. Trò chơi này giúp phát triển sự bền bỉ, tinh thần đồng đội và tăng cường tính kỷ luật.

Chuẩn bị:

  • Một cây gậy nhỏ.
  • Đường chạy.
  • Vạch xuất phát và vạch đích.

Chạy tiếp sức

Cách tổ chức:

  1. Chia người chơi thành 2 đội và xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Mỗi trẻ đứng đầu hàng sẽ được nhận một cây gậy nhỏ.
  2. Khi bắt đầu trò chơi, thành viên đứng đầu sẽ cầm gậy chạy theo đường chạy về đích. Sau đó, chạy quay lại vạch xuất phát để trao gậy cho thành viên kế tiếp và di chuyển xuống cuối hàng.
  3. Lặp lại hành trình như vậy cho đến khi trẻ nhỏ cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ và trở về vạch xuất phát.
  4. Đội nào hoàn thành việc trao gậy xong trước sẽ là đội chiến thắng.

Xem thêm: Học Phí IELTS Bao Nhiêu Tiền? Bí Quyết Học IELTS Tiết Kiệm Chi Phí

Nhảy sạp

“Nhảy sạp” là một trò chơi dân gian phổ biến rất phù hợp để làm trò chơi vận động cho trẻ mầm non. Đây là một trò chơi vận động giúp phát triển nhiều kỹ năng và tăng cường vận động toàn thân. Để tạo nên không khí vui nhộn và sôi động cho trò chơi, việc có nhiều trẻ tham gia là rất quan trọng.

trò chơi vận động nhảy sạp

Chuẩn bị:

  • 10 – 15 thanh tre dài 2 – 3m.

Cách tổ chức:

  • Chia các thành viên tham gia thành 2 đội: 1 đội gõ cây và 1 đội nhảy.
  • Đội gõ thanh tre sẽ gõ theo nhịp hoặc theo nhạc. Đội nhảy đứng ở vị trí xuất phát và nhảy theo nhịp gõ để không chạm vào thanh tre. Hết lượt, thành viên quay về vị trí ban đầu và chờ đến lượt mới.
  • Người thua là người nhảy bị chạm vào thanh tre và buộc phải hoán đổi vị trí cho người gõ.

Bịt mắt bắt dê

“Bịt mắt bắt dê” là một trò chơi vận động cho trẻ mầm non phổ biến, được thiết kế với luật chơi đơn giản và dễ áp dụng. Đây là một trò chơi nhóm, phù hợp cho trẻ mầm non từ 3-4 tuổi, và luật chơi như sau:

Chuẩn bị:

  • Một tấm vải để bịt mắt đảm bảo không thể nhìn thấy.

trò chơi bịt mắt bắt dê

Cách tổ chức:

  • Một thành viên sẽ bị bịt mắt và các thành viên còn lại là “dê”.
  • Bắt đầu trò chơi người bị bịt mắt sẽ di chuyển xung quanh để tìm bắt “dê”.
  • Thành viên còn lại sẽ di chuyển nhiều hướng và kêu “be, be” để đánh lạc hướng người bắt. Lưu ý: Dê chỉ được di chuyển trong phạm vi quy định.
  • Khi bắt được dê thì người bắt sẽ được hoán đổi vị trí và tiếp tục trò chơi.

Xem thêm: Ngành Quản Trị Lữ Hành Là Gì? Mức Lương Ra Sao? Học Ở Đâu Tốt Nhất?

Kéo co

“Kéo co” là một trò chơi vận động cho trẻ mầm non giúp phát triển thể lực kỹ năng phối hợp với đồng đội, sự khéo léo và tập trung cao. Trò chơi này có thể tổ chức cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Cách tổ chức và chơi kéo co như sau:

Chuẩn bị:

  • Một sợi dây thừng có độ dài khoảng 5-6m và độ rộng vừa tay.
  • Khăn đỏ đánh dấu vạch ở giữa dây thừng.
  • Kẻ vạch là mức để ngăn 2 đội chơi.

trò chơi kéo co

Cách tổ chức:

  1. Chia thành viên kéo co thành 2 đội tương đồng nhau về số người và vóc dáng.
  2. Hai đội đứng ở hai bên đối diện của vạch kẻ và nắm giữ dây thừng sao cho khăn đánh dấu chính giữa trùng với vạch.
  3. Khi có hiệu lệnh của trọng tài thì 2 đội ra sức kéo đội đối phương về phía mình. Đội nào bước vượt qua vạch thì đội đó thua cuộc.

Nhảy bao bố

“Nhảy bao bố” là một trò chơi vận động cho trẻ mầm non ngoài trời, giúp trẻ phát triển thể lực, sức bền và kỹ năng làm việc nhóm. Đây là một trò chơi có tính tập thể cao, đặc biệt là khi tham gia cùng số lượng lớn người, tạo ra môi trường sôi động và thú vị cho các em.

Chuẩn bị:

  • Bao bố đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích.
  • Đường chạy trống trải và bằng phẳng.

trò chơi nhảy bao bố

Cách tổ chức:

  • Chia thành viên thành hai đội bằng nhau và xếp hàng tại vạch xuất phát.
  • Khi bắt đầu trò chơi, người chơi đầu tiên của mỗi đội xỏ bao bố và nhảy về đích.
  • Người chơi thứ hai tiếp tục xỏ bao bố và nhảy về đích. Các thành viên của cả hai đội cần phối hợp một cách nhịp nhàng để đảm bảo cả đội có thời gian về đích nhanh nhất và dành chiến thắng.

Xem thêm: Du Học Hàn Quốc Nên Học Ngành Gì Dễ Kiếm Việc Làm?

Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột là một trò chơi vận động dân gian quen thuộc, tạo ra trải nghiệm vui nhộn và thú vị cho trẻ mầm non. Trong trò chơi vận động cho trẻ mầm non này, trẻ được tham gia vào hoạt động vận động tích cực, giúp phát triển sự linh hoạt, tương tác và kỹ năng chạy nhảy.

Cách chơi:

Cần có từ 6 – 10 người chơi và chọn ra hai thành viên, một người làm mèo và một người làm chuột. Số người còn lại sẽ xếp lành vòng tròn, nắm tay nhau và giơ lên cao.

trò chơi mèo đuổi chuột

Khi bắt đầu trò chơi, mọi người sẽ hát to bài hát:

  • Mèo đuổi chuột,
  • Mời bạn ra đây.
  • Tay nắm chặt tay,
  • Đứng thành vòng rộng.
  • Chuột luồn lỗ hổng,
  • Mèo chạy đằng sau.
  • Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo,
  • Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột.

Trong lúc hát, mèo cố gắng chạy đuổi bắt và chạm vào người chuột. Chuột cần nhanh nhẹn và linh hoạt để mèo không bắt được. Khi bài hát kết thúc, nếu mèo bắt được chuột thì mèo sẽ chiến thắng và ngược lại nếu chuột tránh được mèo thì chuột sẽ giành chiến thắng.

Xem thêm: Top 10 Trung Tâm Tiếng Trung Uy Tín Hàng Đầu Hiện Nay

Trò chơi bắt trước tạo dáng

Bắt chước tạo dáng là một trò chơi vận động cho trẻ mầm non có thể áp dụng rộng rãi cho trẻ nhỏ và trò này giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, bắt chước và làm theo hướng dẫn của người khác.

Luật chơi:

  • Mỗi thành viên tham gia cần tạo hình giống với các yêu cầu hoặc gợi ý được đưa ra bởi người quản trò.

trò chơi bắt trước tạo dáng

Cách chơi:

  1. Người quản trò sẽ đưa ra các câu hỏi hoặc gợi ý về các hành động mà trẻ cần thực hiện, như Hổ đang gầm, con mèo ngủ, con chim đang bay,…
  2. Mỗi thành viên sử dụng mô tả đó để tạo ra hình dáng của các con vật.
  3. Sau khi nghe hướng dẫn từ người quản trò, các thành viên sẽ tạo dáng theo hành động đã được mô tả và giữ nguyên tư thế.
  4. Khi được hỏi, trẻ cần phải trả lời đúng về hành động mà mình đang thực hiện.

Xem thêm: Top 7 Khóa Học Tiếng Hàn Quốc Cấp Tốc Uy Tín Tại TPHCM

Những lợi ích từ việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ

Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mầm non mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ như:

  • Giúp trẻ phát triển và rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản như chạy, nhảy, bò, leo lên, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển vận động toàn diện.
  • Trong quá trình tham gia trò chơi vận động nhóm, trẻ học cách tương tác và làm việc cùng đồng đội, xây dựng kỹ năng giao tiếp và hợp tác.
  • Giúp giải tỏa căng thẳng và lo lắng, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc và năng lượng tích tụ.
  • Trò chơi nhóm giúp trẻ học cách làm việc nhóm, phối hợp với đồng đội và hiểu về tầm quan trọng của sự đồng đội trong việc đạt được mục tiêu.
  • Tăng cường kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề để trẻ có thể xử lý các tính huống và chiến lược để chiến thắng trò chơi.

lợi ích từ tổ chức trò chơi cho trẻ

Những trò chơi vận động này thường được áp dụng rộng rãi ở mọi cơ sở giáo dục, dễ thấy nhất là ở các trường Mầm Non Tuổi Thơ Đức HuệGiáo dục Mầm Non Lá Xanh mầm non tư thục, trường mầm non quốc tế. Bên cạnh đó nếu các phụ huynh có mong muốn gửi các em trẻ vào trường mầm non song ngữ TpHCM có thể tham khảo cơ sở tốt nhất hiện nay là truongvietanh.com.

Những trò chơi vận động cho trẻ mần non không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ mầm non mà còn giúp chúng phát triển toàn diện từ khía cạnh vận động, xã hội và tâm lý. Hãy thử áp dụng những trò chơi này để tạo nên một môi trường vui chơi và học tập tích cực cho trẻ.

Author: pbn